So sánh keo silicone trung tính và keo silicone axit

Keo silicone là vật liệu không còn xa lạ trong lĩnh vực xây dựng và thi công. Keo silicone được chia chủ yếu thành 2 loại chính là keo silicone trung tính và keo silicone axit. Mỗi loại sẽ có đặc điểm và ứng dụng riêng biệt phù hợp cho mục đích khác nhau.

Keo silicone là gì?

Keo silicone là loại chất trám được tạo ra từ việc kết hợp silicone nguyên sinh với các chất xúc tác và phụ gia khác. Bình thường, keo ở trạng thái hồ lỏng và đóng rắn khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Keo silicone có ưu điểm chịu nhiệt tốt, bộ bám dính cao, không bị ăn mòn, hòa tan, phù hợp với nhiều loại vật liệu khác nhau. Dựa theo mục đích sử dụng và tính chất hóa học, keo silicone được chia ra làm 2 loại: keo silicone trung tính và keo silicone axit.

Kollsea silicone trung tính

Keo silicone trung tính là loại keo trong quá trình lưu hóa sẽ giải phóng rượu hoặc 1 số chất không axit, chống ăn mòn bề mặt, không có mùi và không ảnh hưởng đến sức khỏe của người xung quanh. Keo silicone trung tính có khả năng chống chịu cao trước thời tiết khắc nghiệt hay mưa gió, có khả năng chống ẩm tốt…Với đặc tính không mùi và thành phần cao cấp, đây là loại keo được đánh giá cao để bảo vệ an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường.

Kollsea silicone axit

Keo silicone axit có trạng thái vật lí dạng hồ lỏng, đóng rắn khi tiếp xúc với hơi ẩm. Khi tiếp xúc với không khí, keo silicone axit sinh ra phụ phẩm là hơi acid acetic (có mùi tương tự như giấm), có tính ăn mòn nhẹ.  Keo silicone axit bám dính tốt trên bề mặt nhôm kính sơn tĩnh điện, keo có hiệu quả cao nhất khi thi công trên bề mặt vật liệu có nhiệt độ từ -30 độ C đến 50 độ C.

So sánh đặc điểm của keo silicone trung tính và keo silicone axit

Giống nhau

Keo silicone trung tính và keo silicone axit có thành phần hóa chất cơ bản và chức năng chống nhau. Đều có khả năng kết dính nhiều loại vật liệu và đực sử dụng rộng rãi trong xây dựng

Khác nhau

Điểm khác nhau giữa keo silicone trung tính và keo silicone axit được thể hiện trong bảng dưới đây.

 

Đặc điểm Keo silicone axit Keo silicone trung tính
Mùi Có mùi chua nhẹ Không có mùi
Tính ăn mòn Có tính ăn mòn nhẹ một só vật liệu kim loại, đá Không có tính ăn mòn
Khả năng bám dính Bám dính tốt trên các vật liệu silic rỗng lỗ: kính, gạch men, gốm… Phù hợp cho tất cả các vật liệu
Khả năng chịu nhiệt Đạt hiệu quả cao từ -30 độ C đến 50 độ C Có khả năng chịu nhiệt từ -50 độ C đến 150 độ C
Vị trí thi công Thích hợp để thi công trong nhà, ở khu vực ẩm ướt: nhà bếp, phòng tắm Thích hợp thi công ngoài trời, các vị trí nhạy cảm
Chi phí Chi phí thấp hơn keo silicone trung tính Chi phí cao hơn keo silicone axit

 

Ứng dụng của keo silicone trung tính và keo silicone axit

Kollsea silicone trung tính

Keo silicone trung tính có thể chống chịu với nhiệt độ cao, chống mưa gió, chống sự ăn mòn của tầng ozon, tia cực tím. Vì vậy, keo được ứng trên nhiều loại vật liệu khác nhau.

  • Lắp ráp kết dính các bề mặt kim loại, đá tự nhiên.
  • Thi công gắn kính, gương soi.
  • Gắn cửa sổ, cửa ra vào, cầu thang.
  • Thi công trên các bề mặt rỗ xốp.

Kollsea silicone axit

Keo silicone axit phù hợp cho những vị trí cần độ bám dính cao, thời gian khô nhanh

  • Ưu tiên sử dụng với các vật liệu Silic cơ bản rỗng lỗ như kính, gạch men, đồ gốm, sứ tráng men, gỗ.
  • Keo cũng được ứng dụng thường gặp như: kim loại, mái nhà, máy lạnh, mái thông gió, bảng hiệu, kính khối, gắn kết hợp kim, cửa sổ.
  • Sử dụng trong khi công phòng tắm và nhà bếp hoặc để bịt kín vật liệu.

Cách thi công keo silicone trung tính và keo silicone axit

Dù là keo silicone axit hay trung tính, khi thi công cần thao tác đúng kỹ thuật để keo đạt hiệu quả tối đa nhất

  • Bước 1: Làm sạch bề mặt cần thi công, loại bỏ các chất gây nhờn và bụi bẩn. Nên dùng khăn để làm sạch và giúp bề mặt nhẵn bóng hơn. Ngoài ra, có thể dùng băng keo để cố định vị trí thi công.
  • Bước 2: Có thể sơn một lớp sơn lót để bảo vệ bề mặt và tăng hiệu quả kết dính. Sau đó dùng súng bắn keo để bắn keo silicone vào nơi cần sử dụng.
  • Bước 3: Sau khi thi công xong, tháo bỏ lớp băng dính đã dán để bề mặt khô là đã hoàn thành.
  • Bước 4: Keo cần 12 đến 24h để khô hoàn toàn, vì vậy cần thi công bước tiếp theo sau thời gian trên để đảm bảo được chất lượng của công trình.

Keo silicone trung tính và keo silicone axit đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng biệt. Bạn cần nghiên cứu bề mặt vật liệu và mục đích sử dụng để lựa chọn được loại keo phù hợp nhất và giúp keo phát huy tối đa tác dụng. Nếu cần thêm thông tin về 2 loại keo trên, hãy liên hệ ngay với Kollsea qua website https://keokollsea.com/ để được tư vấn và chọn lựa sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân nhất.